Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Lũy đá cổ Kỳ Anh
01/06/2024 07:15
   
Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Lũy đá cổ Kỳ Anh

Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Lũy đá cổ Kỳ Anh

I. Giới Thiệu Chung:

Khoảng 30 năm về trước, người dân xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện đoạn thành cổ bằng đá ẩn sâu trong rừng cây. Quá trình mở rộng nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định đây là hệ thống lũy đá cổ, được xây dựng vào thời kỳ nội chiến Trịnh - Nguyễn, do nhà Trịnh ở Đàng ngoài xây dựng làm phòng tuyến chống quân Nguyễn từ Đàng trong đánh ra.

II. Tình Hình lịch sữ hình thành Lũy đá cổ:

Di tích lũy đá cổ Kỳ Anh được phân bố trên sườn phía Bắc dãy Hoành Sơn kéo dài theo trục từ Đông sang Tây với độ dài trên 30 km. Hiện nay, đoạn thành lũy cổ bằng đá còn nguyên vẹn thuộc địa phận các xã Kỳ Lạc và Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Thành lũy cổ qua địa phận xã Kỳ Lạc chính là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp, thời kỳ Đại Việt - Chăm pa do chúa Lâm Ấp Phạm Văn (năm 345-375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.

Đến thế kỷ 17, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhận thấy công trình nằm ở vị trí đồi núi cao, dốc đèo hiểm trở, Trịnh Toàn đã củng cố, xây dựng lũy đá thành phòng tuyến quân sự vững chắc để đề phòng quân đội của nhà Nguyễn từ Đàng Trong đánh ra. “Các tài liệu lịch sử ghi lại lũy đá cổ Kỳ Anh có từ vương triều Chăm Pa. Lũy đá cổ Kỳ Anh còn có tên gọi khác là lũy Lâm Ấp hay Ông Ninh…”.

Sử sách ghi lại, năm 1656, quân nhà Nguyễn đánh nhà Trịnh ra đến tận vùng Hồng Lĩnh và phía bắc sông Lam, tướng nhà Trịnh Đào Quang Nhiêu thua chạy về đất An Tràng dâng biểu tạ tội và xin viện binh. Lúc này chúa Trịnh Tráng sai con út là Ninh quốc công Trịnh Toàn vào làm trấn thủ Nghệ An.

Khu vực Đèo Ngang, dãy núi Hoành Sơn, giáp ranh giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay, là mốc phân chia địa giới giữa Giao Chỉ và Chiêm Thành xưa, có vị trí chiến lược về chủ quyền.

 Tải file đính kèm 1            
Khắc Viên - Nguồn: Văn hóa - xã hội

 Người đang truy cập: 9
 Tổng số truy cập: 000000